Monday, January 5, 2015

Danh Họa thời hậu ấn tượng ( phần 2 ) SEURAT


SEURAT VÀ HỌA PHÁI ĐIỂM SẮC

Chữ “Điểm sắc” ở đây phỏng dịch chữ “Pointillism”. Seurat muốn hệ thống hóa bảng màu Ấn tượng một cách khoa học, dựa trên lý thuyết quang học của Chevreul. Ông tin rằng kiệt tác phẩm hội họa, ngoài tiêu chuẩn nghệ thuật còn cần phối hợp với nhận thức và nguyên tắc khoa học. Seurat nhờ thuyết phân tích ánh sáng quang phổ từ Newton qua bảng màu tương phản của Cheuvreul để phân định màu sắc tạo hình. Vì thế, họa pháp của Seurat còn được gọi là Divisionism (Phân quang sắc).

Họa phẩm Người làm mẫu nói lên tất cả tính yếu của họa pháp Điểm sắc, hay Phân quang sắc của Seurat.


Georges Seurat, “Người làm mẫu”, 1888, khổ 49 x 39cm
Georges Seurat, “Người làm mẫu”, 1888, khổ 49 x 39cm
Tuy kích thước bức họa hơi “khiêm tốn” (39 x 49cm), nhưng nó kết tinh cả kiệt tác phẩm “La Grande Jatte” và lý thuyết Điểm sắc họa của Seurat: Trước hết là bố cục nghiêm cẩn, không ngẫu hứng hay phóng túng như Ấn tượng. Kế đến là đặc trưng thời đại hiện ra ở thời trang dân Paris trong La Grande Jatte. Cái hiện đại (trong nền tranh phía trái) tương đối với người mẫu khỏa thân như một vệ nữ thần thời cổ Hy Lạp (ở bên phải). Ý Seurat muốn đặt tới tiêu chuẩn nghệ thuật vĩnh cửu, như Cezanne từng nói “Tôi muốn đạt tới tiêu chuẩn như những kiệt tác phẩm trong bảo tàng viện”. Thần tượng nghệ thuật của Seurat là Ingres, bậc thầy hình họa. Tuy chết yểu vào khoảng hơn 30 tuổi (1859-91), nhưng Seurat đã đủ thời gian tạo một dấu ấn nghệ thuật không thể phai nhòa trong lịch sử hội hoa thế giới. Bất cứ bức họa nào dùng chấm màu đều khiến người ta liên tưởng tới Seurat, tới La Grande jatte hoặc là Les Poseurs (Người làm mẫu).

NGHỆ THUẬT THẾ VÌ THIÊN NHIÊN

Người làm mẫu là tác phẩm được bố cục trong họa thất, dĩ nhiên là trong ánh sáng đèn nhân tạo. Cảnh công viên La Grande Jatte đặt ở hậu cảnh cũng nhuộm ánh sáng nhân tạo một loại phong cảnh bố cục (paysage composé), nghĩa là hình tượng thiên nhiên đã được khái quát hòa theo khuôn kỷ hà.

Đó là kiệt tác của Seurat và của cả dòng lịch sử hội họa thế giới. Bức họa được trưng ,bày trong cuộc triển lãm Ấn tượng, 1886 nhưng được coi là điển hình của trào lưu Hậu Ấn tượng (Post-Impressionism), bới cách dùng chấm mẫu nên tranh Seurat được gọi là Điểm sắc họa (Pointillism).

Georges Seurat, “Tháp hải đăng ở Honfleur”, 1886, khổ 82 x 68cm.
Georges Seurat, “Tháp hải đăng ở Honfleur”,
1886, khổ 82 x 68cm.
Họa phẩm Ngọn hải đăng ở Honfleur  biểu hiện tính duy lý, chính xác trong tương quan của các yếu tố tạo hình; hình và màu kết hợp hài hòa theo quy tắc tương đồng và tương phản nhịp nhàng. Ở đây, Seurat đã kết hợp khoa học với nghệ thuật một cách tài tình.

Điểm sắc họa


Ở La Grande Jatte, Seurat dùng toàn những điểm màu nguyên sắc nhỏ li ti, không pha trộn. Theo lý thuyết quang sắc Chemreul, ánh sáng phản chiếu từ đối tượng tới mắt ta theo làn sóng đan chéo. Do đó, những điểm màu đặt cạnh nhau trên mặt xanh sẽ pha hòa trong mắt ta, như điểm xanh và đỏ sẽ tự pha thành màu tím. Hiện tượng pha màu trong mắt như thế gọi là thị hòa (optical mixture) những điểm màu vàng cạnh đỏ sẽ thành màu cam vàng, cạnh xanh thành màu lục trong mắt ta.

Tác phẩm khác của Seurat

Bãi biển ở Gravelines (Vtện Courtauld, London)

The Circus (Musée d’Orsay, Paris)

Người đàn bà với cây dù (Buhrle Foundation, Zürich)

View of the Seine (Bảo tàng nghệ thuật metropolitan, New York)

La Grande Jatte (Viện nghệ thuật Chicago)

The Beach at Honfleur (phòng trưng bày nghê thuật Walters, Baltimore)