Những năm đầu đời
Vincent van Gogh khởi đầu làm thư ký phụ bán tranh cho ông chủ ở Hague. Năm 1873, chuyển tới những văn phòng ở Luân Đôn, ông gặp con gái bà chủ nhà sắp lấy chồng nhưng, ông lại sinh lòng yêu. Tình đầu đơn phương này là mối thất tình chua cay khiến tâm thần hỗn loạn. Ông làm việc cho giám mục Slade-Jones, dạy giáo lý ít lâu, rồi bỏ về Hà Lan năm 1876, ở đó ông làm gì cũng thất bại.
Vincent van Gogh
Van Gogh không trầm lặng hay âm thầm đối kháng với cuộc đời và nghệ thuật như Seurat. Ông quằn quại, bôn ba khắp mọi nẻo đường tìm lối thoát, tìm sự thật và tìm cách ổn định nội tâm. Cuộc đời của van Gogh là một chuỗi bất an và bất mãn, không tìm ra một ý nghĩa nào cho cuộc sống: 20 tuổi, ông rời bỏ quê hương (Hà Lan), sang Anh, rồi qua Bỉ làm một nhà truyền giáo. Năm 33 tuổi, 1886, van Gogh tìm đường sang kinh đô nghệ thuật Paris, gặp Degas, Pissarro, Seurat và Lautrec, học họa pháp Ấn tượng, Tân Ấn tượng và tiếp nhận luôn ảnh hưởng tranh mộc bản Nhật.
Vincent van Gogh, “Phòng ngủ của họa sĩ”
(The
Artist’s Bedroom), 1889, khổ 90 x 71cm.
|
Họa phẩm Nông trại ở Provence (hình 357) được vẽ khì van Gogh vừa tới Arles. Bức này cho thấy rõ đường lối biểu hiện cảm tính của ông, hoàn toàn tương phản với con đường trí tuệ của Seurat. Con đường dẫn vào nông trại, trong mắt ông, trông như ngõ cụt bị cánh cổng và những đụn rơm chắn ngang. Từ đồng lúa đến bầu trời xao động, cái gì cũng có vẻ đe dọa, khiến lòng người vốn đã bất an lại càng thêm lo lắng.
Vincent van Gogh, “Nông
trại ở 1888, khổ 61 x 46cm |
Họa phẩm La Mousmé (Một cô bé Nhật Bản) theo lá thư tâm sự gởi Theo, vào khoảng 12 hoặc 14 tuổi, vẽ lên vẻ giản dị, mộc mạc... theo lối tạo hình tranh mộc bản Nhật. Những chấm nút áo và chấm màu xanh trên mảng váy đỏ khiến ta liên tưởng tới Điểm sắc họa của Seurat.
Cô bé trông nửa ngây dại, nửa vô tư như dáng búp bê, nhưng vết bút màu uốn vặn trên áo lại có vẽ thao thức, bồn chồn như mảng màu dày cộm trên đầu tóc và khuôn mặt. Tất cả nói lên xúc động của chính họa sĩ hay tâm trạng của cô bé đến tuổi dậy thì, hoặc là cả hai.
Màu tương phản trên tranh van Gogh
Bảng màu tương phản của van Gogh khá phong phú và biến thiên nhiều lần, nhưng căn bản vẫn gồm những màu đỏ son, màu cánh sen, xanh dương đậm, Ngọc bích và màu lá cây chóng sáng để biểu đạt cảm xúc đầy kịch tính trong tranh của ông.
Theo van Gogh
Năm 1886, Vincent van Gogh tới Paris ở với anh trai là Theo. Ông này chuyên sưu tập bán tranh, nên quen biết hầu hết những họa sĩ Ấn tượng và nhóm văn nghệ tiền tiến. Từ đó Vincent bỏ hẳn những màu tối, chuyển sang bảng màu tương phản, sáng và mạnh.
Không có điều gì mà Vincent không viết thư tâm sự với Theo. Ông viết hơn 750 lá thư và khi tự tử còn một lá trong túi chưa kịp gửi cho Theo.
Tàn cuộc tử sinh
Biểu hiện rối loạn tâm thần của van Gogh hiện khi ở chung với Gauguin tại Nhà Vàng ở Arles năm 1888. Ông la hét, dọa giết Gauguin, nhưng rồi lại tự cắt tai phải của mình để tỏ ý hối hận. Ông mang cái tai máu cho một cô điếm xem trước khi được chở vào nhà thương do lên cơn hoang tưởng, thác loạn thần kinh. Khoảng tháng 5l1889, ông tự nguyện xin vào dưỡng trí viện ở St. Remy. Suốt 2 năm ở đây, ông sáng tác hơn 200 họa phẩm. Năm 1890, Pissarro khuyên ông dọn về Auvers và nhờ bác sĩ Gachet săn sóc. Chưa được bao lâu, van Gogh ngả bệnh nặng. Tháng 7l1890, ông tự sát. Tổng kết cả đời, chưa bán được một bức tranh nào.
Danh tác khác của van Gogh
- Hoa hướng dương (Phòng trưng bày quốc Gia, London)
- Chân dung bác sĩ. Gachet (Musée d'Orsay, Paris)
- Luống hoa Irises (Phòng trưng bày Quốc gia Canada, Ottawa)
- Bệnh viện ở St. Rémy (Hammer Collection, Los Angeles)
- Cối xay gió ở Montmartre (Bảo tàng nghệ thuật Bridgestone, Tokyo)
Hai nông dân (Buhrle Foundation, Zurich)
Có thể nói van Gogh chỉ cần một bức Tự họa này, cũng như Leonardo da Vinci chỉ cần mộtMona Lisa là đủ làm một bậc thầy hội họa. Nó biểu hiện đầy đủ từ cá tính, phong cách và bút pháp độc đáo của van Gogh trên trường hội họa thế giới. Tuyệt chiêu của ông là nét màu quằn quại, uốn vặn như từng cơn lốc nội tâm, cuốn hút và làm đảo điên lòng người. Nó tương phản với chân dung trầm mặc, huyền ảo Mona Lisa.
Vincent van Gogh, “Tự họa”, 1889, khổ 54 x 65cm. |
Phông nền quay cuồng
Nét màu quay cuồng như bão lửa trên nền trời tương phản dữ dội với gương mặt trầm tĩnh, nghiêm nghị. Y phục tươm tất vớt từng nút áo cài thắt ngay ngắn, chứng tỏ họa sĩ đang ở trạng thái ý thức quân bình, tự tại.
Một con mắt
Điểm nhãn là điểm “sinh tử” trong chân dung. Nó thể hiện cái thần của bút, tập trung thần khí của họa sĩ. Con mắt này cho thấy van Gogh đang định thần, nhìn xoáy vào vô tận, khác hẳn ánh mắt Mona Lisa: Van Gogh không để mắt đến khán giả, không quan tâm đến ngoại vật. Nó là con mắt nội quan, tự soi chiếu vào tâm khảm của chính mình.
Vinh danh Delacroix
Lúc đang vẽ, Vincent viết thư cho Theo, nói rằng ông muốn vẽ những bức chân dung toả sinh khí sống động như ở những kiệt tác của Delacroix “bằng cách kết hợp khăng khít những cặp màu tương phản, khi đan xen, khi đối chọi”, và van Gogh đã làm được bằng những vết bút tách bạch, mỗi nét là một nguyên sắc nằm cạnh nhau, không pha trộn, tự tạo cường lực của cả bút lẫn màu.