Tương tự thời Phục hưng, nghệ thuật Ấn tượng đã trở thành trụ cột lịch sử ghi mốc ranh giới biệt lập giữa các phong cách thời trước và thời sau nó. Thế hệ Hậu Ấn tượng, ngoài sự quan sát ngoại giới, còn quay về nội tâm, tìm cách biểu hiện cảm xúc và cảm tính, tâm trạng con người. Mỗi người một tâm trạng nên bút pháp và phong cách mỗi người cũng hiện ra một dạng thức dị biệt, độc đáo.
CÉZANNE TỪ BƯỚC SƠ KHỞI
Cézanne thuộc gia đình quí phái như Manet, Morisot, Degas, Cassatt. Cha ông làm ngành ngân hàng, đã không quan tâm đến văn chương, nghệ thuật, mà còn ngăn cản Cezanne, không cho theo nghề hội họa. Gia đình ông cũng như hầu hết mọi người đương thời, không ai dám tưởng tượng rằng có một ngày Cezamle sẽ được lịch sử ghi danh bên cạnh những bậc thầy nghệ thuật như Titian, Rembrandt, Monet. . .Giai đoạn đầu, ông thất bại liên miên, gửi tranh đâu cũng bị từ chối. Tính vốn nhút nhát, ít nói, nên khi được giới thiệu vào Café Guerbois gặp giới danh họa Ấn tượng, ông khó hòa đồng, hay làm thân được với ai, trừ Pissarro.
Paul Cézanne, “Thân phụ của Họa sĩ”, 1866, khổ 119 x 119cm. |
Họa phẩm Thân phụ của họa sĩ là một trong những bức tranh vẽ bằng dao (palette knife). Hình thể vững chãi, nặng nề ở người mẫu cho thấy ảnh hưởng bút pháp Courbet. Bố cục dọc, những mảng dọc của ghế bành và tường làm tăng thêm vẻ nặng nề “khó thở” trong gia đình họa sĩ. Cha ông đang đọc báo “L’Evellement”, (Biến cố) của nhóm văn nghệ tiền tiến do văn sĩ Emile Zola dẫn đầu, mặc dầu ông cụ là người bảo thủ. Ông đang đọc quan điểm đối lập với nụ môi nhếch lên vẻ gì đó là lạ. Thế ngồi lệch sang một góc ghế cho thấy ông hơi bất an. Bức họa của con ông treo khuất sau lưng. Như thế, thì liệu có khi nào bức họa được ông để mắt tới.
THIÊN NHIÊN HUYỀN NHIỆM
Bức chân dung Cézanne vẽ vào tuổi hai mươi đã thấp thoáng một lối nhìn xoáy vào hình thể và cấu trúc, sẽ được họa sĩ khai triển thành cốt cách nghệ thuật riêng của ông, để rồi khai mở một dòng tạo hình lập thể, tách biệt với dòng họa phi hình đung trong tương lại.
Những đề tài bạo lực, cưỡng hiếp đánh dấu giai đoạn chuyển mình đầy ấn ức nội tâm, trong quá trình “thai nghén” một cái mới lạ của Cézanne. Họa phẩm Cưỡng bức (hình 351) cho thấy bảng màu nâu tối tăm với những hình thể người quằn quại trong một góc Địa ngục trần gian, bi thảm kinh hồn.
Trường phái hội họa, “Hậu Ấn tượng là dụng ngữ do Fry tạo ra để chỉ thế hệ họa sĩ kế tiếp thời Ấn tượng. Nhóm sau này cũng tập trung ở Paris một thời gian rồi phân tán khắp nơi.
Fry là phê bình gia nghệ thuật, nhận chức quản thủ Bảo tàng viện Nghệ thuật Metropoli- tan ở New York từ 1906-10. Ông tổ chức triển lãm, giới thiệu phong trào hội họa Hậu Ấn tượng với Anh quốc từ 1910- 12, trong đó cá Gauguin. Cézanne và van Gogh.
Danh tác khác của Cezanne
- Rổ táo (Học viện nghệ thuật Chicago)
- Núi Sainte Victoire viện Courtand, London)
- Tĩnh vật trái cây (Barnes Foundation, Marion, Penn).
- Chơi bài (Bảo tàng nghệ thuật Mehopolitan, NY)
- Chân dung tự họa (Bảo tàng nghệ thuật Brüdgestone, Tokyo)
- Vùng L’Estque (Buhne Foundation, Zurich)
Mont Sainte Victoire
Núi Sainte - Victoire gần nhà Gezanne ở vùng Aix-en-Provence là một chủ đề chính, được vẽ đến hơn 60 lần, chỉ vì tính kiên cố trong cấu trúc của nó. Ông vẽ mọi góc cạnh, từ mọi phía nhìn về một rặng núi độc nhất.
Tính kiên cố trong cấu hình
Từ 1872, nhờ sự hướng dẫn và ảnh hưởng của Pissarro, Cezanne chuyển sang bảng màu tươi sáng của Ấn tượng, biểu hiện tác dụng ánh sáng trên các mặt phẳng khác nhau. Đã có lần ông triển lãm chung với các họa sĩ Ấn tượng, tuy nhiên tranh Cézanne bao giờ cũng duy trì đặc tính kiên cố của hình thể.
ở Lâu đài đen (hình 352), ông không còn dùng nét màu sáng lung linh như nắng trong tranh Ấn tượng. Cửa nhà, cây cối đá tảng.. . trong họa phẩm này, mỗi vật đều được phú cho một sức nặng cụ thể khiến nó hiện thực hóa tiềm lực vật chất của từng vật một.
Paul Cézanne, “Lâu đài đen”, khổ 97 x 74cm. |
Ở tĩnh vật táo và đào từ bình nước, trái cây, cho đến khăn vải, mỗi vật đều nặng “như đá”, như ta thấy ở cảnh núi đồi Sainte-Victoire.