Ảnh Picasso |
Picasso cho rằng "Nghệ thuật hội họa độc đáo ở chỗ sắp xếp yếu tố, tạo hình từ ý tưởng sáng tạo, quan niệm, chứ không phải hình ảnh sao chép ngoại vậy"
Bước sang đầu thế kỷ, đất nước Tây Ban Nha chỉ như một tỉnh lẻ. Trong khi thiên tài của ông phải đúc kết từ một môi trường nghệ thuật thoáng
đãng hơn. Nói về sáng tạo thì chưa nghệ sĩ nào vượt qua nổi ông, độc đáo và giàu sáng kiến đi đôi với một cá tính mạnh vô song. Gần suýt thế kỷ 20 quần chúng vẫn còn muốn biết thêm, tìm hiểu rõ thêm, chưa đoan chắc được giá trị đích thực tác phẩm của Picasso.
Những năm đầu
Thời Xanh của Picassol từ 1901 đến 1904, thuở còn hàn vi mới là di dân tới Paris. Chuyển sang Thời Hồng, ông bắt đầu nổi tiếng.
Ngay khi mới bước vào nghề, Picasso đã nuôi tham vọng, thể hiện trong (hình 391) “Gia đình gánh xiếc”, xem như một tuyên ngôn.
Bức tranh khá to, mang tính bí hiểm vào giai đoạn Hồng, chứng tỏ tài hình họa tuyệt vời với cảm nhận tinh tế: hoàn cảnh nghèo, buồn. Năm người trong cùng một gia đình gánh xiếc lưu động, họ mệt mỏi, trơ trọi y như quang cảnh trên đường đi. Người con gái vẻ lạc lõng, thực ra nàng cũng buồn. Có một điềm báo nào đó trong bức tranh, một bí hiểm không phát biểu. Ta cảm thấy chính tác giả cũng không biết câu trả lời. Nó thể hiện ước vọng muốn trở nên một nghệ sĩ thực thụ.
Tranh lập thể đầu tiên
Khi trong độ tuổi ngoài đôi mươi, ông tự cảm thấy thương cho thân phận, hết Xanh đến Hồng. Nhận thức về thực tại đã thay đổi từ căn bản, trong bức tranh mà người bạn ông đặt tên Gái ở Avignon (hình 392) thật ra là theo tên gọi một ổ điếm có tiếng. Các tiểu thư thật ra là những gái điếm, khách ngắm tranh người địa phương, không khỏi kinh hoàng nhận ra điều đó.
Bức “Những cô gái trẻ ở Avignon” khắc họa 5 cô gái khỏa thân là tác phẩm khắc họa về phái lập thể |
Và nó gây nên cuộc tranh luận về đề tài: Nghệ thuật của thế kỷ 20, tác phẩm Lập thể (Cubist) đầu tay này dùng màu hồng đậm vẽ những phụ nữ nom gớm ghiếc, khác xa với tranh Lập thể về sau, tinh tế hơn với màu xám hay nâu. Chưa thể đánh giá hết tầm ảnh hưởng của bức tranh này, cùng chiều sâu của nó đối với nghệ thuật. Những cái đầu man rợ phi nhân loại của khuôn mặt là hậu quả tiếp xúc với nghệ thuật bộ lạc gần đây của Picasso, mà cũng từ trong đầu ông truyền vào một tinh thần hoang dã, tự do đến bạt mạng, để giải thoát những ấm ức tâm linh. Chính chúng làm nên sức mạnh của bức họa.
Picasso qua nhiều giai đoạn
Pablo Picasso (1881-1973) trải qua nhiều thăng trầm trong suốt những năm dài trên bước đường sự nghiệp, nào thời xanh, kế đến thời Hồng. Bắt đầu bằng những bức tranh phản ảnh tâm trạng buồn vì cái chết của một người bạn. Picasso cho rằng xanh là màu của cô đơn và buồn, và cũng nói lên hoàn cảnh ảm đạm trong hoàn cảnh ở thời điểm còn hàn vi. Ông bước ngay vào giai đoạn Hồng năm 1905. Có kẻ ác mồm còn bảo rằng, sở dĩ ông dùng “tông” màu ấm vào lúc đó là vì hút thuốc phiện. Từ 1908-1912. Picasso trải qua giai đoạn đầy sáng tạo ở lập thể Phân tích (Cubisme analytique).Với bút pháp này, ông cùng George Braque đập vỡ hình thể ra từng mảnh rồi chắp chúng lại thành những hình bóng màu đen và nâu.
Phái lập thể
Là phong trào hội họa do Picasso và Braque khởi xướng khoảng 1907, gây ảnh hưởng đến nghệ thuật phương Tây. Người nghệ sĩ đập vỡ một vật thể thành mảnh vụn sau đó tái thiết lại thành nhiều mặt nhỏ, thành nhiều góc cạnh khác nhau của một vật cùng bày ra trên một mặt phẳng.
Đến năm 1912, họ còn vẽ toàn những dạng hình học màu xám. Giai đoạn hai, gọi là lập thể tổng hợp (Cubisme Synthétique) dùng những hình thể mang tính trang trí, dùng giấy cắt dán thành bố cục màu sáng mạnh hơn. Đó là khởi điểm loại tranh giấy Dán (Collage).
Những tác phẩm khác của Picasso
- Tĩnh vật quanh ba con cá - Bảo tàng Picasso, Antibes
- Phong cảnh - Bảo tàng Picasso, Barcelona
- Ly, muỗng, thìa, cốc - Bảo tàng Nghệ thuật Bridgestone, Tokyo.
- Người đàn bà chơi Guitar - Bảo tàng Norton Simon, Pasadena
- Chàng hề - Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York
- Khoả thân chắp tay, Phòng trưng bày Nghệ thuật Ontario Toronto, Canada
Thật ra ta chỉ đoán như vậy vì căn cứ vào nam tính siêu đẳng của ông. Tranh “Gái điếm” biểu lộ sự sợ hãi đàn bà cao độ, thành thử có nhu cầu thống trị họ, vặn vẹo họ bằng. .. tranh. Ngay tới bây giờ, khi đối đầu với hạng hung dữ, đanh đá như của Picasso, ta mới thấy thương hại ông.
Lúc đầu mới vẽ xong, ông không dám cho ai xem, ngay cả những khách hâm mộ. Nhưng Georges Braque bị ám ảnh bởi sức mạnh man rợ của bức vẽ, nên bàn với Picasso về loại hình nghệ thuật mới này. Lập thể, có nghĩa nhìn vào các góc cạnh đa diện cùng một lúc, và trình bày các diện đó vào một mặt phẳng. Như danh họa Cézanne đã chỉ ra rằng không có một lằn ranh nào ngăn cách sự thật, mọi mặt khác nhau có thể nổi lên cùng nhau. Kết quả có thể khó xem, ngay cả với tín đồ Lập thể.
Ngoài lập thể
Picasso sẽ bực dọc với ý nghĩa bị giới hạn bởi một bút pháp. Ông thí nghiệm liên miên, sáng tạo của ông làm đương thời phải kinh ngạc. Cứ khi nào vừa mới yên chỗ một kiểu thì y như rằng hôm sau lại thay mốt mới. Picasso sớm trở nên giàu có.
Bức tranh màu phấn Autoportrait à la palette (Bức tự họa với bảng màu), mùa thu năm 1906 |
Thú vui của người nghệ sĩ
Tình nhân gây cảm hứng cho nghệ thuật nhiều nhất với ông là Marie Thérèse, một thiếu nữ to lớn, hiền lành với thân hình tròn trĩnh mà ông rất thích đặt lên khung vải. Picasso là một nghệ sĩ của đa dạng, ngây ngất trước khám phá mới của chính mình mà khách thưởng ngoạn chỉ ưa thích theo mùa. Cảm hứng Marie Thérèse phát xuất từ đáy lòng, mà không một tác phẩm nào của ông có thể so sánh. Thiếu nữ khỏa thân trên ghế đỏ (hình 394), ta thấy đây là lần cuối Picasso tương đối hiền lành. Thiện chí của Marie Thérèse có một cái gì đó mỏng manh, nhưng dễ sợ. Với dạng phốp pháp, Picasso cảm thấy vững lòng.
Tất cả các bức tranh về Marie Thérèse rõ ràng là thỏa thuê, ít nhất đến lúc đổ vỡ. Picasso thưởng thức cả hai ưu điểm: sự tròn trịa và trẻ trung. Họ gặp nhau khi nàng mới 17, ông hài lòng về vật chất mà nàng mang đến, nâng khăn sửa túi chiều chuộng ông như một đứa trẻ. Nàng vừa là trăng tròn và trăng khuyết, mặt nhìn thẳng và nhìn nghiêng. Nghệ sĩ vốn nòi tình, Picasso cả đời săn đuổi cái mới và cần một người bạn hơn một vú em. Nhưng có lẽ nàng là người tình tuyệt vời nhất của ông trong số các nhân tình.
Những người tiếp theo
Đó là Dora Maar, một nhà trí thức, hay Francoise Gillot, một nghệ sĩ đồng nghiệp, cả hai đều là phụ nữ đầy quyết tâm đến nỗi Picasso phải nhụt trước ý định xem hai nàng này như không có. Tuổi già và lại phải săn sóc bà vợ thứ hai Jacqueline Roque, nên xem bà này như một phương cách để chống lại định mệnh và nghệ thuật, mà lao động cuối đời như để bù đắp năng lực tình dục đang mất dần.
Chân dung Dora Maar trong Người đàn bà khóc vẽ cùng năm với bức nổi tiếng Guernica, toát ra một năng lực kinh khủng. Chất acid của những vàng xanh lúc đối chọi cùng đỏ, trắng chói chang, tím buồn thảm. Nước mắt của Dora Maar hẳn là do Picasso gây ra.
Năng lực là một đặc điểm khác của Picasso. Chuyển một đề tài tình cờ thành một sáng tác nhiều khi đòi hỏi rất nhiều sức lực, Picasso đã làm được điều đó một cách tài tình.
Gertruoe stein
Gertrude Stein (1874- 1946) là một nhà buôn tranh và sưu tập tranh thần thế, hoạt động tại Paris đầu thế kỷ 20. Gia đình Stein kết thân với Matisse, nhận mua của ông này bức “Người đàn bà đội mũ”, nhưng riêng Gertrude Stein thì thích tranh của Picasso hơn. Bà khởi đầu bằng nghề viết tiểu thuyết. Tình bạn của họ cùng có lợi qua trao đổi. Picasso vẽ chân dung Stein, còn bà này “lăng xê” Picasso bằng một bài tiểu luận trên báo. Stein cũng quen biết Juan Gris. Gia đình Stein sưu tập được vài trăm bức tranh bậc thầy.
Giấy dán - Collage
Kỹ thuật cắt, dán do Georges Braque nghĩ ra năm 1913. Ông cắt những mẩu giấy vuông từ một cuộn giấy giả gỗ rồi dán chúng lên mật tấm bảng thành bản phác tĩnh vật. Picasso và Matisse học theo cách làm này. Luôn luôn là loại giấy in giả gỗ, khắc, vân chữ hay giả đá hoa, trét lớp keo lên bảng gỗ hay khung vải. Braque còn có sáng kiến trộn cát hay rắc cát lên sơn để có vân. Kỹ thuật cắt dán từ đó của phái Lập thể bắt đầu, sau đó đến Max Ernst và phái Siêu thực. Cách dán này càng biến đổi, sử dụng đủ thứ giấy, ảnh, báo...
Georges braque
Georges Braque (1882- 1963) là nghệ sĩ duy nhất cộng tác với Picasso trên cơ sở bình đẳng, ngang hàng. Ông chịu nhận là cùng “leo dây” với Picasso, cả hai cùng kéo lên. Kể từ 1907 họ làm việc sát cánh bên nhau, thăm dò những phương diện của cùng một đề tài nên vài tác phẩm của họ từa tựa như nhau. Mặc dù họ khai triển một cách tự nhiên, song cùng tiến hành Lập thể, đẩy lên từng mức cao hơn.
1908, Le Viaduc de L'Estaque (Viaduct at L'Estaque), oil on canvas, 73 x 60 cm, private collection |
Juan Gris
Dó là đệ tam anh hào trong phái Lập thể, gốc Tây Ban Nha. Chàng này mất hơi sớm nên chưa có dịp đổi kiểu, song tiến bộ nhanh và làm rạng rỡ môn phái mình. Gris được coi như một cubist tuyệt đối. Con ma (hình 397) thấy khá vui mắt với nhiều mặt phẳng như xê dịch cùng những tờ báo, tạp chí. Bằng kiểu cách mới lạ nhìn là ta biết ngay đây không phải Braque hay Picasso.
mythuat247.blogspot.com