Monday, January 5, 2015

Danh họa thời hậu ấn tượng ( phần 4 ) Henri de Toulouse-Lautre


Toulouse-Lautrec

Toulouse-Lautrec xuất thân từ một gia đình quý tộc, ông có ngoại hình dị dạng do cha mẹ ông có cùng huyết thống (điều thường thấy ở những gia đình quý phái), cộng thêm tai nạn từ hồi nhỏ. Tấm ảnh Lautrec trong trang phục võ sĩ đạo Nhật Bản.

Ngược lại vì dị dạng mà đã cởi bỏ sự trói buộc của đời thường. Dù tự giết mình trong quá độ, ông vẫn tạo ra một nghệ thuật hấp dẫn, vừa dí dỏm lại vừa khỏe mạnh. Tranh vẽ của ông mang đậm nét Nhật Bản với đặc tính van Gogh, tiêu biểu là phối cảnh nghiêng kiểu Nhật, đường nét đơn giản, màu sắc linh hoạt. Tranh của Lautrec thích hợp với khuôn khổ bích chương, được hoàn chỉnh bằng kỹ thuật in quảng cáo cổ động kiểu mới. Ông lật đổ trật tự cũ, thổi vào nghệ thuật một sức sống mới, ghi lại sức sống đó của thị dân với đam mê và sôi nổi.

Bức tranh Điệu luân vũ tại vũ trường Moulin Rouge (hình 360) mang một nét khỏe khoắn trái hắn với sự điềm đạm của tác giả.
Toulouse-Lautrec, “Điệu luân vũ tại vũ trường Moulin Rouge”, năm 1892, khổ 60 x 80cm.
Toulouse-Lautrec,
 “Điệu luân vũ tại vũ trường Moulin Rouge”,
 năm 1892, khổ 60 x 80cm.
Ông sống với một quyết tâm bất khuất. Nàng Gabrielle, một vũ công ở hộp đêm Moulin Rouge, và cũng là người mẫu ưng ý của Lautrec, trong tranh đang nhìn chúng ta với cặp mắt đôi chút hài hước pha với hơi men, làm như gây sự với ai ngay giữa vũ trường.
Henri de Toulouse-Lautrec Henri de Toulouse-Lautrec minh họa quảng cáo
Henri de Toulouse-Lautrec
nổi tiếng với những minh họa quảng cáo
Thường thì Lautrec ít khi đi sâu vào nội tâm, nhưng khi đã vào sâu liền gây kinh hoàng. Hai nàng kiều nữ ở “Đường Cối Xay” (Rue des Moulins) hình như đang chờ khách, được vẽ với tiếng cười ngạo nghễ. Nhưng không, họ đang xếp hàng chờ đến lượt xét nghiệm để cấp thẻ hành nghề, mặt lòe loẹt phấn son, da mông và háng nhăn nheo, mang đầy vẻ già nua, chán chường. Tội lỗi đã tàn phá đời họ. Họa sĩ không hề đề cao họ mà chỉ nói lên một phần sự thực trong thế giới của chính ông.


LAUTREC Ở PARIS

Henri de Toulouse-Lautrec
Henri de Toulouse-Lautrec

Van Gogh trốn tránh nợ đời bằng cái chết. Còn Henri de Toulouse Lautrec (1864-1901) trốn đời trong những hang hốc, hộp đêm về đêm ở Paris, giữa đám hạ lưu, tội lỗi để quên mình thuộc thế gia vọng tộc của nước Pháp, nhưng bất hạnh và què quặt. Một người mẫu có lần phát biểu: “Ông ta là một thiên tài méo mó”. Tuy nhiên thiên tài này dù cay đắng vẫn không mang tính đắng cay hay ảm đạm.

Danh hoa thời hậu ấn tượng ( phần 3 ) Vincent van Gogh

Những năm đầu đời


Vincent van Gogh khởi đầu làm thư ký phụ bán tranh cho ông chủ ở Hague. Năm 1873, chuyển tới những văn phòng ở Luân Đôn, ông gặp con gái bà chủ nhà sắp lấy chồng nhưng, ông lại sinh lòng yêu. Tình đầu đơn phương này là mối thất tình chua cay khiến tâm thần hỗn loạn. Ông làm việc cho giám mục Slade-Jones, dạy giáo lý ít lâu, rồi bỏ về Hà Lan năm 1876, ở đó ông làm gì cũng thất bại.

Vincent van Gogh


Van Gogh không trầm lặng hay âm thầm đối kháng với cuộc đời và nghệ thuật như Seurat. Ông quằn quại, bôn ba khắp mọi nẻo đường tìm lối thoát, tìm sự thật và tìm cách ổn định nội tâm. Cuộc đời của van Gogh là một chuỗi bất an và bất mãn, không tìm ra một ý nghĩa nào cho cuộc sống: 20 tuổi, ông rời bỏ quê hương (Hà Lan), sang Anh, rồi qua Bỉ làm một nhà truyền giáo. Năm 33 tuổi, 1886, van Gogh tìm đường sang kinh đô nghệ thuật Paris, gặp Degas, Pissarro, Seurat và Lautrec, học họa pháp Ấn tượng, Tân Ấn tượng và tiếp nhận luôn ảnh hưởng tranh mộc bản Nhật.
Vincent van Gogh, “Phòng ngủ của họa sĩ” (The Artist’s Bedroom), 1889, khổ 90 x 71cm.
Vincent van Gogh, “Phòng ngủ của họa sĩ”
(The Artist’s Bedroom), 1889, khổ 90 x 71cm.
Ông vẽ như điên, nhưng người ta chỉ thấy ông điên, chứ không ai thấy van Gogh có chút năng khiếu hội họa nào. Kể cả theo anh ruột của ông đang làm nghề bán tranh cũng không dám nhận bức nào để bán. Ở St. Remy, khi vào nhà thương điên, ông vẽ bức Phòng ngủ của Họa sĩ  với hai gối đầu giường và hai cái ghế trống trong phòng ám chỉ sự chuẩn bị đón tiếp ông bạn Gauguin.

Họa phẩm Nông trại ở Provence (hình 357) được vẽ khì van Gogh vừa tới Arles. Bức này cho thấy rõ đường lối biểu hiện cảm tính của ông, hoàn toàn tương phản với con đường trí tuệ của Seurat. Con đường dẫn vào nông trại, trong mắt ông, trông như ngõ cụt bị cánh cổng và những đụn rơm chắn ngang. Từ đồng lúa đến bầu trời xao động, cái gì cũng có vẻ đe dọa, khiến lòng người vốn đã bất an lại càng thêm lo lắng.
Vincent van Gogh, “Nông trại ở Provence”, 1888, khổ 61 x 46cm
Vincent van Gogh, “Nông trại ở Provence”,
1888, khổ 61 x 46cm

Họa phẩm La Mousmé (Một cô bé Nhật Bản)  theo lá thư tâm sự gởi Theo, vào khoảng 12 hoặc 14 tuổi, vẽ lên vẻ giản dị, mộc mạc... theo lối tạo hình tranh mộc bản Nhật. Những chấm nút áo và chấm màu xanh trên mảng váy đỏ khiến ta liên tưởng tới Điểm sắc họa của Seurat.

Cô bé trông nửa ngây dại, nửa vô tư như dáng búp bê, nhưng vết bút màu uốn vặn trên áo lại có vẽ thao thức, bồn chồn như mảng màu dày cộm trên đầu tóc và khuôn mặt. Tất cả nói lên xúc động của chính họa sĩ hay tâm trạng của cô bé đến tuổi dậy thì, hoặc là cả hai.

Màu tương phản trên tranh van Gogh


Bảng màu tương phản của van Gogh khá phong phú và biến thiên nhiều lần, nhưng căn bản vẫn gồm những màu đỏ son, màu cánh sen, xanh dương đậm, Ngọc bích và màu lá cây chóng sáng để biểu đạt cảm xúc đầy kịch tính trong tranh của ông.

Theo van Gogh


Năm 1886, Vincent van Gogh tới Paris ở với anh trai là Theo. Ông này chuyên sưu tập bán tranh, nên quen biết hầu hết những họa sĩ Ấn tượng và nhóm văn nghệ tiền tiến. Từ đó Vincent bỏ hẳn những màu tối, chuyển sang bảng màu tương phản, sáng và mạnh.

Không có điều gì mà Vincent không viết thư tâm sự với Theo. Ông viết hơn 750 lá thư và khi tự tử còn một lá trong túi chưa kịp gửi cho Theo.

Tàn cuộc tử sinh


Biểu hiện rối loạn tâm thần của van Gogh hiện khi ở chung với Gauguin tại Nhà Vàng ở Arles năm 1888. Ông la hét, dọa giết Gauguin, nhưng rồi lại tự cắt tai phải của mình để tỏ ý hối hận. Ông mang cái tai máu cho một cô điếm xem trước khi được chở vào nhà thương do lên cơn hoang tưởng, thác loạn thần kinh. Khoảng tháng 5l1889, ông tự nguyện xin vào dưỡng trí viện ở St. Remy. Suốt 2 năm ở đây, ông sáng tác hơn 200 họa phẩm. Năm 1890, Pissarro khuyên ông dọn về Auvers và nhờ bác sĩ Gachet săn sóc. Chưa được bao lâu, van Gogh ngả bệnh nặng. Tháng 7l1890, ông tự sát. Tổng kết cả đời, chưa bán được một bức tranh nào.

Danh tác khác của van Gogh


- Hoa hướng dương (Phòng trưng bày quốc Gia, London)

- Chân dung bác sĩ. Gachet (Musée d'Orsay, Paris)

- Luống hoa Irises (Phòng trưng bày Quốc gia Canada, Ottawa)

- Bệnh viện ở St. Rémy (Hammer Collection, Los Angeles)

- Cối xay gió ở Montmartre (Bảo tàng nghệ thuật Bridgestone, Tokyo)

Hai nông dân (Buhrle Foundation, Zurich)

Có thể nói van Gogh chỉ cần một bức Tự họa này, cũng như Leonardo da Vinci chỉ cần mộtMona Lisa là đủ làm một bậc thầy hội họa. Nó biểu hiện đầy đủ từ cá tính, phong cách và bút pháp độc đáo của van Gogh trên trường hội họa thế giới. Tuyệt chiêu của ông là nét màu quằn quại, uốn vặn như từng cơn lốc nội tâm, cuốn hút và làm đảo điên lòng người. Nó tương phản với chân dung trầm mặc, huyền ảo Mona Lisa.


Vincent van Gogh, “Tự họa”, 1889, khổ 54 x 65cm.
Vincent van Gogh, “Tự họa”, 1889, khổ 54 x 65cm.
Tháng 5/1889 ở Arles, van Gogh đau nặng phải vào điều trị ở Dưỡng trí viện ở St Rémy. Nhờ có tiền của Theo, ông có được phòng riêng và cả họa thất để vẽ khi bác sĩ chuyên khoa cho phép. Trong tháng đó, ông vẽ được hai kiệt tác chân dung tự họa. Điều đáng kinh ngạc là giữa lúc thần kinh suy nhược, van Gogh lại vẽ được gương mặt cương nghị, bút pháp đến tuyệt bút, bố cục phân minh, tuyệt hảo từ hình thức đến nội dung. Bức họa này biểu hiện một tâm trạng minh mẫn, tự chủ tuyệt đối.


Phông nền quay cuồng


Nét màu quay cuồng như bão lửa trên nền trời tương phản dữ dội với gương mặt trầm tĩnh, nghiêm nghị. Y phục tươm tất vớt từng nút áo cài thắt ngay ngắn, chứng tỏ họa sĩ đang ở trạng thái ý thức quân bình, tự tại.

Một con mắt


Điểm nhãn là điểm “sinh tử” trong chân dung. Nó thể hiện cái thần của bút, tập trung thần khí của họa sĩ. Con mắt này cho thấy van Gogh đang định thần, nhìn xoáy vào vô tận, khác hẳn ánh mắt Mona Lisa: Van Gogh không để mắt đến khán giả, không quan tâm đến ngoại vật. Nó là con mắt nội quan, tự soi chiếu vào tâm khảm của chính mình.

Vinh danh Delacroix


Lúc đang vẽ, Vincent viết thư cho Theo, nói rằng ông muốn vẽ những bức chân dung toả sinh khí sống động như ở những kiệt tác của Delacroix “bằng cách kết hợp khăng khít những cặp màu tương phản, khi đan xen, khi đối chọi”, và van Gogh đã làm được bằng những vết bút tách bạch, mỗi nét là một nguyên sắc nằm cạnh nhau, không pha trộn, tự tạo cường lực của cả bút lẫn màu.

Danh Họa thời hậu ấn tượng ( phần 2 ) SEURAT


SEURAT VÀ HỌA PHÁI ĐIỂM SẮC

Chữ “Điểm sắc” ở đây phỏng dịch chữ “Pointillism”. Seurat muốn hệ thống hóa bảng màu Ấn tượng một cách khoa học, dựa trên lý thuyết quang học của Chevreul. Ông tin rằng kiệt tác phẩm hội họa, ngoài tiêu chuẩn nghệ thuật còn cần phối hợp với nhận thức và nguyên tắc khoa học. Seurat nhờ thuyết phân tích ánh sáng quang phổ từ Newton qua bảng màu tương phản của Cheuvreul để phân định màu sắc tạo hình. Vì thế, họa pháp của Seurat còn được gọi là Divisionism (Phân quang sắc).

Họa phẩm Người làm mẫu nói lên tất cả tính yếu của họa pháp Điểm sắc, hay Phân quang sắc của Seurat.


Georges Seurat, “Người làm mẫu”, 1888, khổ 49 x 39cm
Georges Seurat, “Người làm mẫu”, 1888, khổ 49 x 39cm
Tuy kích thước bức họa hơi “khiêm tốn” (39 x 49cm), nhưng nó kết tinh cả kiệt tác phẩm “La Grande Jatte” và lý thuyết Điểm sắc họa của Seurat: Trước hết là bố cục nghiêm cẩn, không ngẫu hứng hay phóng túng như Ấn tượng. Kế đến là đặc trưng thời đại hiện ra ở thời trang dân Paris trong La Grande Jatte. Cái hiện đại (trong nền tranh phía trái) tương đối với người mẫu khỏa thân như một vệ nữ thần thời cổ Hy Lạp (ở bên phải). Ý Seurat muốn đặt tới tiêu chuẩn nghệ thuật vĩnh cửu, như Cezanne từng nói “Tôi muốn đạt tới tiêu chuẩn như những kiệt tác phẩm trong bảo tàng viện”. Thần tượng nghệ thuật của Seurat là Ingres, bậc thầy hình họa. Tuy chết yểu vào khoảng hơn 30 tuổi (1859-91), nhưng Seurat đã đủ thời gian tạo một dấu ấn nghệ thuật không thể phai nhòa trong lịch sử hội hoa thế giới. Bất cứ bức họa nào dùng chấm màu đều khiến người ta liên tưởng tới Seurat, tới La Grande jatte hoặc là Les Poseurs (Người làm mẫu).

NGHỆ THUẬT THẾ VÌ THIÊN NHIÊN

Người làm mẫu là tác phẩm được bố cục trong họa thất, dĩ nhiên là trong ánh sáng đèn nhân tạo. Cảnh công viên La Grande Jatte đặt ở hậu cảnh cũng nhuộm ánh sáng nhân tạo một loại phong cảnh bố cục (paysage composé), nghĩa là hình tượng thiên nhiên đã được khái quát hòa theo khuôn kỷ hà.

Đó là kiệt tác của Seurat và của cả dòng lịch sử hội họa thế giới. Bức họa được trưng ,bày trong cuộc triển lãm Ấn tượng, 1886 nhưng được coi là điển hình của trào lưu Hậu Ấn tượng (Post-Impressionism), bới cách dùng chấm mẫu nên tranh Seurat được gọi là Điểm sắc họa (Pointillism).

Georges Seurat, “Tháp hải đăng ở Honfleur”, 1886, khổ 82 x 68cm.
Georges Seurat, “Tháp hải đăng ở Honfleur”,
1886, khổ 82 x 68cm.
Họa phẩm Ngọn hải đăng ở Honfleur  biểu hiện tính duy lý, chính xác trong tương quan của các yếu tố tạo hình; hình và màu kết hợp hài hòa theo quy tắc tương đồng và tương phản nhịp nhàng. Ở đây, Seurat đã kết hợp khoa học với nghệ thuật một cách tài tình.

Điểm sắc họa


Ở La Grande Jatte, Seurat dùng toàn những điểm màu nguyên sắc nhỏ li ti, không pha trộn. Theo lý thuyết quang sắc Chemreul, ánh sáng phản chiếu từ đối tượng tới mắt ta theo làn sóng đan chéo. Do đó, những điểm màu đặt cạnh nhau trên mặt xanh sẽ pha hòa trong mắt ta, như điểm xanh và đỏ sẽ tự pha thành màu tím. Hiện tượng pha màu trong mắt như thế gọi là thị hòa (optical mixture) những điểm màu vàng cạnh đỏ sẽ thành màu cam vàng, cạnh xanh thành màu lục trong mắt ta.

Tác phẩm khác của Seurat

Bãi biển ở Gravelines (Vtện Courtauld, London)

The Circus (Musée d’Orsay, Paris)

Người đàn bà với cây dù (Buhrle Foundation, Zürich)

View of the Seine (Bảo tàng nghệ thuật metropolitan, New York)

La Grande Jatte (Viện nghệ thuật Chicago)

The Beach at Honfleur (phòng trưng bày nghê thuật Walters, Baltimore)




Danh họa thời Hậu Ấn tượng (phần 1) CÉZANNE

Tương tự thời Phục hưng, nghệ thuật Ấn tượng đã trở thành trụ cột lịch sử ghi mốc ranh giới biệt lập giữa các phong cách thời trước và thời sau nó. Thế hệ Hậu Ấn tượng, ngoài sự quan sát ngoại giới, còn quay về nội tâm, tìm cách biểu hiện cảm xúc và cảm tính, tâm trạng con người. Mỗi người một tâm trạng nên bút pháp và phong cách mỗi người cũng hiện ra một dạng thức dị biệt, độc đáo.

CÉZANNE TỪ BƯỚC SƠ KHỞI


Cézanne thuộc gia đình quí phái như Manet, Morisot, Degas, Cassatt. Cha ông làm ngành ngân hàng, đã không quan tâm đến văn chương, nghệ thuật, mà còn ngăn cản Cezanne, không cho theo nghề hội họa. Gia đình ông cũng như hầu hết mọi người đương thời, không ai dám tưởng tượng rằng có một ngày Cezamle sẽ được lịch sử ghi danh bên cạnh những bậc thầy nghệ thuật như Titian, Rembrandt, Monet. . .Giai đoạn đầu, ông thất bại liên miên, gửi tranh đâu cũng bị từ chối. Tính vốn nhút nhát, ít nói, nên khi được giới thiệu vào Café Guerbois gặp giới danh họa Ấn tượng, ông khó hòa đồng, hay làm thân được với ai, trừ Pissarro.

Paul Cézanne,  “Thân phụ của Họa sĩ”, 1866, khổ 119 x 119cm.
 Paul Cézanne,
 “Thân phụ của Họa sĩ”, 1866, khổ 119 x 119cm.

Họa phẩm Thân phụ của họa sĩ là một trong những bức tranh vẽ bằng dao (palette knife). Hình thể vững chãi, nặng nề ở người mẫu cho thấy ảnh hưởng bút pháp Courbet. Bố cục dọc, những mảng dọc của ghế bành và tường làm tăng thêm vẻ nặng nề “khó thở” trong gia đình họa sĩ. Cha ông đang đọc báo “L’Evellement”, (Biến cố) của nhóm văn nghệ tiền tiến do văn sĩ Emile Zola dẫn đầu, mặc dầu ông cụ là người bảo thủ. Ông đang đọc quan điểm đối lập với nụ môi nhếch lên vẻ gì đó là lạ. Thế ngồi lệch sang một góc ghế cho thấy ông hơi bất an. Bức họa của con ông treo khuất sau lưng. Như thế, thì liệu có khi nào bức họa được ông để mắt tới.

THIÊN NHIÊN HUYỀN NHIỆM


Bức chân dung Cézanne vẽ vào tuổi hai mươi đã thấp thoáng một lối nhìn xoáy vào hình thể và cấu trúc, sẽ được họa sĩ khai triển thành cốt cách nghệ thuật riêng của ông, để rồi khai mở một dòng tạo hình lập thể, tách biệt với dòng họa phi hình đung trong tương lại.

Những đề tài bạo lực, cưỡng hiếp đánh dấu giai đoạn chuyển mình đầy ấn ức nội tâm, trong quá trình “thai nghén” một cái mới lạ của Cézanne. Họa phẩm Cưỡng bức (hình 351) cho thấy bảng màu nâu tối tăm với những hình thể người quằn quại trong một góc Địa ngục trần gian, bi thảm kinh hồn.

Paul Cézanne,  “Cưỡng bức”, 1807, khổ 117 x 90cm.
 Paul Cézanne,
“Cưỡng bức”, 1807, khổ 117 x 90cm.

Trường phái hội họa, “Hậu Ấn tượng là dụng ngữ do Fry tạo ra để chỉ thế hệ họa sĩ kế tiếp thời Ấn tượng. Nhóm sau này cũng tập trung ở Paris một thời gian rồi phân tán khắp nơi.

Fry là phê bình gia nghệ thuật, nhận chức quản thủ Bảo tàng viện Nghệ thuật Metropoli- tan ở New York từ 1906-10. Ông tổ chức triển lãm, giới thiệu phong trào hội họa Hậu Ấn tượng với Anh quốc từ 1910- 12, trong đó cá Gauguin. Cézanne và van Gogh.

Danh tác khác của Cezanne

- Rổ táo (Học viện nghệ thuật Chicago)

- Núi Sainte Victoire viện Courtand, London)

- Tĩnh vật trái cây (Barnes Foundation, Marion, Penn).

- Chơi bài (Bảo tàng nghệ thuật Mehopolitan, NY)

- Chân dung tự họa (Bảo tàng nghệ thuật Brüdgestone, Tokyo)

- Vùng L’Estque (Buhne Foundation, Zurich)

Mont Sainte Victoire


Núi Sainte - Victoire gần nhà Gezanne ở vùng Aix-en-Provence là một chủ đề chính, được vẽ đến hơn 60 lần, chỉ vì tính kiên cố trong cấu trúc của nó. Ông vẽ mọi góc cạnh, từ mọi phía nhìn về một rặng núi độc nhất.

Tính kiên cố trong cấu hình


Từ 1872, nhờ sự hướng dẫn và ảnh hưởng của Pissarro, Cezanne chuyển sang bảng màu tươi sáng của Ấn tượng, biểu hiện tác dụng ánh sáng trên các mặt phẳng khác nhau. Đã có lần ông triển lãm chung với các họa sĩ Ấn tượng, tuy nhiên tranh Cézanne bao giờ cũng duy trì đặc tính kiên cố của hình thể.

ở Lâu đài đen (hình 352), ông không còn dùng nét màu sáng lung linh như nắng trong tranh Ấn tượng. Cửa nhà, cây cối đá tảng.. . trong họa phẩm này, mỗi vật đều được phú cho một sức nặng cụ thể khiến nó hiện thực hóa tiềm lực vật chất của từng vật một.
Paul Cézanne,  “Lâu đài đen”, khổ 97 x 74cm.
Paul Cézanne,
 “Lâu đài đen”, khổ 97 x 74cm.

Ở tĩnh vật táo và đào từ bình nước, trái cây, cho đến khăn vải, mỗi vật đều nặng “như đá”, như ta thấy ở cảnh núi đồi Sainte-Victoire.

Paul Cézanne, “Tĩnh vật táo và đào”, 1905, khổ 100 x 81cm.
Paul Cézanne,
 “Tĩnh vật táo và đào”, 1905, khổ 100 x 81cm.

Chi tiết trong tranh Paul Cézanne
Chi tiết trong tranh Paul Cézanne


LÂU ĐÀI ĐEN (LE CHATEAU NOIR)


Tên tranh lấy tên lâu đài của một nhà kỹ nghệ chế tạo sơn đen (lampblack paint) và ông dùng màu sơn đen để trang trí nội thất chứ không sơn tường ngoài lâu đài. Tuy nhiên, người ta đồn rằng ông có ma thuật huyền bí, coi đó như căn nhà của ma quỉ.

1. Nét đứt, nét rời 


Những nét rời rạc, tản mạn mà lại cân đối trong từng măng không gian là một bút pháp độc đáo của Cézanne mà phái Lập thể sau này muốn học hỏi để tận dụng. 

2. Vết bút đan xéo 


Nét xéo là một cách kết nối những nét ngang và dọc thành một mạng lưới màu trên mặt phẳng. Ông dùng những nét đều đặn, bằng nhau, chỉ thay đổi sắc độ khi chuyển từ mặt phẳng này sang mặt phẳng kia. Cézanne gọi kỹ thuật này là “Chuyển sắc” (Modulatior). 

3. Mảng da trời bằng phẳng 


Ở nền trời, Cézanne cố tình xóa sạch mọi ảo giác chiều sâu và độ xa. Nền trời từ “hậu cảnh” phóng tới trước mắt khán giả qua những kẽ cành lá, xa hóa ra gần! Đó là một thủ thuật tạo ảo giác trong hội họa. 

4. Ngôi nhà 


Những vòm cửa sổ kiểu Gothic chỉ có một tác dụng tăng cường độ xanh cho bầu trời, theo nguyên tắc tương phản màu sắc.



Monday, December 29, 2014

Pablo Picasso – họa sĩ thiên tài của thế kỷ XX

Pablo Picasso (1881-1973)


picasso ( Người đàn bà khóc )
Pablo Picasso – họa sĩ thiên tài của thế kỷ XX, đứa con phi thường và mạnh mẽ của thế kỷ, tia Mặt trời không bao giờ tắt, một nghệ sĩ ưu tú nhất về tầm cỡ và ảnh hưởng của ông đối với hội họa thế giới, một chiến sĩ dũng cảm đấu tranh không mệt mỏi cho Tự do, Hòa bình và Tiến bộ xã hội... Thật khó kể hết các từ ngữ tốt đẹp, những lời ca ngợi nồng nhiệt của các nhà hoạt động xã hội, các nhà nghiên cứu nghệ thuật đã viết kèm theo tên Pablo Picasso.

Ông sinh ngày 25-10-1881 tại Malaga, Tây Ban Nha, và mất ngày 8-4-1973 tại Mougins, miền Nam nước Pháp.

Với lòng nhân ái bao la và sự say mê sáng tạo nghệ thuật hiếm có, Picasso đã trở thành một trong những người đóng góp lớn cho nhân loại

Tuesday, December 23, 2014

Picasso và một số họa sĩ phái lập thể

Picasso
Ảnh  Picasso
Sau Lập thể thì thế giới hiện tượng nhìn không còn như trước nữa. Là một phong trào nghệ thuật tác động mạnh nhất và cũng mang tính cách mạng nhất thế kỷ 20. Pablo Picasso Tây Ban Nha cùng với Georges Braque, Pháp, đập vỡ thế giới nhãn quan. Họ mở ra một quan niệm tạm gọi “Con mắt Thượng đế nhìn vào thực tế” mỗi đối tượng nhơ bày đủ góc cạnh cùng một lúc và từ mọi chiều hàng không gian.

Picasso cho rằng "Nghệ thuật hội họa độc đáo ở chỗ sắp xếp yếu tố, tạo hình từ ý tưởng sáng tạo, quan niệm, chứ không phải hình ảnh sao chép ngoại vậy"

Bước sang đầu thế kỷ, đất nước Tây Ban Nha chỉ như một tỉnh lẻ. Trong khi thiên tài của ông phải đúc kết từ một môi trường nghệ thuật thoáng