Henri Matisse, “Phu nhân Mattisse, 1905, khổ 32.5 x 40.5cm. |
Năng lực nghệ thuật của Matisse phóng ra một sinh lực trẻ mạnh đi thẳng vào thiên đường hạ giới đầy lạc thú, một cái đẹp màu sắc chưa ai từng đưa lên mặt tranh.
Picasso tự báo thù sự nhút nhát đàn bà của mình bằng nghệ thuật, trong khi Matisse tự an ủi, vỗ về sự căng thẳng một cách trầm lắng. Ông nói: “Hội họa là cái ghế bành tất để di dưỡng tinh thần.
Một nhà báo gọi tranh Matisse là Dã thú. Ông là nghệ sĩ bình tĩnh đến lạ lùng, khi đặt những mảng màu tương phản mãnh liệt và những nét phóng mạnh không kém van Gogh.
Trong chân dung người vợ với vết sọc xanh lục (hình 377) ông chỉ đùng màu sắc để tả tình cảm trên khuôn mặt trái xoan, mũ màu tím có tết nơ, ba màu chen nhau. Bên phải, mặt nàng trở lại màu lục, bên trái vàng nghệ và cam nhạt là màu áo, thật là hài hòa.“Trực giác như cánh hoa hàm tiếu, sẽ phát triển đến mãn khai” Matisse vẽ bức tranh bất thường này cho vợ năm 1905. Sọc xanh màu lục từ giữa trán kéo xuống hết mặt của Amélie Matisse giống như một đường bóng nhân tạo, chia đôi khuôn mặt. Thường thì khuôn mặt được chia hai, nửa tối, nửa sáng, còn Matisse lại kéo một vệt chính giữa, ánh nắng hắt được diễn tả bằng màu, vết cọ hằn nét làm tăng kịch tính của họa phẩm.
Những năm thử thời vận
Henri Matisse, “Đối thoại”, 1909, khổ 217 x 177cm |
Tháng 1/1912, Matisse lên tàu sang Marôc (chuyến đi đầu tiên). Khát vọng nghệ thuật bán khai này kể từ khi viếng Tangiers năm 1906, thúc đẩy ông trở lại để ghi cái nắng sáng chói và sức sống của nó. Vừa đặt chân lên đất Marôc thì gặp phải trận mưa kéo dài hơn hai tuần lễ. Sau cơn thời tiết bất thường, quang cảnh trở nên xanh mượt, bóng và sạch, tuyệt vời để khi lên khung vải. Bức ảnh trên đây chụp mảnh thổ cẩm Marôc mà ông mua ở chợ Ả Rập.
Sự nghiệp hội họa của ông kéo dài và thăng trầm, đổi thay bút pháp nhiều lần, từ Ấn tượng sang Trừu tượng. Lúc khởi nghiệp người ta xem ông thuộc nhóm Dã thú, lên cao điểm nhờ màu sắc rực sáng năm 1917, lúc mà ông thường ở bãi biển Riviera ở Nice. Nơi đây ông tập trung suy luận, thử nghiệm vẽ màu sắc chung quanh, hoàn thành vài kiệt tác. Năm 1941, ông bị ung thư tá tràng, phải ngồi xe lăn. Chính trong điều kiện này mà ông hoàn thành bức tranh tráng lệ ở nhà thờ Rosary ở Venice.
Tác phẩm khác của Matisse
- Người đàn bà ngồi ghế đỏ, viện bảo tàng nghệ thuật Baltimore
- Họa thất màu hồng, bảo tàng Pushkin, Moskva
- Cung nữ, Bảo tàng nghệ thuật Bridgestone Tokyo
- Người đàn bà cầm Violon. Bảo tàng Orangerie, Paris
- Con ốc sên, phòng trưng bày Tate, London
- Đại dương, Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia Brussels
Matisse thách thức niềm tin truyền thống về một nghệ thuật vững chãi khi làm tranh bằng cách dán giấy màu sặc sỡ, tươi sáng. Lần đầu dùng kéo cắt giấy là năm 1931, nhưng đơn thuần chỉ là bản nháp cho họa phẩm lớn. Tới lúc ngả bệnh, ông đành “dán” thật. Năm 1950, lúc đã ngoài 80, ông đã cắt dán một bản tuyệt đẹp, hồi ký về chuyến đi chơi Nam hải cách đó 20 năm. Les Bêtes de la mer (Những con thú biển) gồm cả các dấu hiệu tượng trưng cho thủy sinh vật ở thềm lục địa hay trên mặt nước, trên trời hay dưới đảo. Bằng cách đặt kề nhau những màu sáng, ông đã hoàn thành “tông” màu nổi, ảnh hưởng đến thế hệ họa sĩ Duy sắc vào thập niên 1960.
Sự nghiệp hội họa của ông kéo dài và thăng trầm, đổi thay bút pháp nhiều lần, từ Ấn tượng sang Trừu tượng. Lúc khởi nghiệp người ta xem ông thuộc nhóm Dã thú, lên cao điểm nhờ màu sắc rực sáng năm 1917, lúc mà ông thường ở bãi biển Riviera ở Nice. Nơi đây ông tập trung suy luận, thử nghiệm vẽ màu sắc chung quanh, hoàn thành vài kiệt tác. Năm 1941, ông bị ung thư tá tràng, phải ngồi xe lăn. Chính trong điều kiện này mà ông hoàn thành bức tranh tráng lệ ở nhà thờ Rosary ở Venice.
Guillaume Apollinaire (1880-18)
Thi hào kiêm phê bình nghệ thuật Pháp - Guillaume Apollinaire - đóng vai trò then chốt trong những phong trào nghệ thuật ở Paris hồi đầu thế kỷ 20. Chính ông là người phát hiện đầu tiên những cây cọ xuất chúng Matisse, Picasso, Braque, Rousseau và công bố ủng hộ trào lưu Lập thể, đầu tiên dùng từ “Surrealist” Siêu thực năm 1917. Qua tình bạn với André Breton (1896-1966) ông gây ảnh hưởng trực tiếp đến trường phái Siêu thực. Tác phẩm vãn học của ông là điển hình cho nền văn chương hiện đại thời đó. Hình trên là ký họa của Picasso, vẽ Apollinaire.Tác phẩm khác của Matisse
- Người đàn bà ngồi ghế đỏ, viện bảo tàng nghệ thuật Baltimore
- Họa thất màu hồng, bảo tàng Pushkin, Moskva
- Cung nữ, Bảo tàng nghệ thuật Bridgestone Tokyo
- Người đàn bà cầm Violon. Bảo tàng Orangerie, Paris
- Con ốc sên, phòng trưng bày Tate, London
- Đại dương, Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia Brussels
Dạng trang trí vương giả
Đối với nhiều người, tranh Cung nữ ông vẽ ở Nice là một tuyệt tác phẩm. Ông yêu thích cái nắng ấm, ánh sáng trong lành ở Nice, miền Nam nước Pháp. Đầu đề tranh kể trên không được đánh giá cao vào lúc nó ra đời. Xem tranh Nàng cung nữ gối đầu tay (hình 379) thế nào ta cũng tưởng nàng là người mẫu của ông. Thật ra thiếu nữ trong tranh chưa hề quen biết ông. Nàng đang thả hồn theo đuổi giấc mơ dưới ánh nắng xuân, ông bất chợt liếc thấy. Cái ghế sang trọng nàng ngồi, chiếc váy gần như trong suốt cùng hoa văn trang trí hai bên, tất cả như cùng đưa nàng và bức tranh sáng tạo lên ngai.. . hay một thâm cung vương giả nào đó. Matisse không bị lôi cuốn vì vẻ đẹp trừu tượng của nàng cung nữ mà vì nàng là thực tế cụ thể. Ông hé mở một thế giới trang trí vương giả.Bố cục trên giấy
Picasso cũng như Matisse, sáng tác cho đến cuối đời. Trong khi Picasso còn bận tâm đến tình cảm của tuổi già thì Matisse vẫn sáng tạo quên mình, tới khi không đứng vững trước giá vẽ, thì quay ra cắt, dán trên giấy màu, như thể khắc họa trên giấy, cắt hình rồi dán lên thành tranh. Họa phẩm Les bêtes de la mer. (Những loài thú biển) (hình 380) tạo một cảm giác kỳ lạ về đáy biển, cá, rong biển, hải mã thế hiện sự tự do trong lòng biển mà phần đông chúng ta, ít ai xuống. Những đường nét hình học, thẳng băng hay quay tròn, uốn éo vốn là sở trường của ông và đến đây mới thấy lý do ông đã được tôn vinh là bậc thầy màu sắc của thế kỷ 20. Ông am tường cách kết hợp các phần tử, kiểu dáng cùng với màu sắc trở nên sống động. Mọi sự trở nên siêu, khi Matisse gắn chúng lại với nhau.Dufy: Nghệ thuật làm vui mắt
Một họa sĩ tìm lại nghệ thuật của chính mình qua Matisse và nhóm Dã thú là một người Pháp, Raul Dufy (1877-1953). Ông chẳng thuộc trường phái nào, nghệ thuật của ông hình như quá nhẹ về tình cảm và thoáng, bất cần đến quy ước để thuyết phục những ai nghi ngờ về tính đứng đắn của mình. Thật ra ông hoàn toàn đứng đắn, chỉ có một nhu cầu tự do phóng khoáng, không vì quyền lợi cá nhân. Tranh Đua huyên ở Cowes như bật khỏi khung vải, đứng giữa ranh giới phi nghệ thuật và siêu nghệ thuậtRaoul Dufy, “Đua thuyền ở Cowes”, 1934, khổ 190 x 82cm. |
Nguồn internet
Soạn : mythuat247.blogspot.com